Thạc sĩ Kỹ thuật Điện tử, Mã ngành: 60520203
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng và thái độ, chương trình đào tạo ngành thạc sĩ Kỹ thuật điện tử được xây dựng. Bên cạnh đó, để mở rộng khả năng hội nhập và nâng tầm chất lượng đào tạo, Khoa đã tham khảo chương trình thạc sĩ Kỹ thuật điện tử của trường đại học Nanyang Technological University (NTU), Singapore (Trường top 100 của thế giới). Dựa trên việc phân tích chương trình tham khảo, xu hướng phát triển của ngành Kỹ thuật điện tử trên thế giới và sứ mệnh của Trường, Khoa đã xây dựng chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử theo định hướng đào tạo các kiến thức chuyên sâu về thiết kế vi mạch điện tử và hệ thống nhúng, ứng dụng trong viễn thông và tự động hóa.
1. Mục tiêu chung:
Kết thúc khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, người học có trình độ chuyên môn sâu, có phương pháp tư duy khoa học cơ bản và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Điện tử.
2. Mục tiêu cụ thể:
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử, người học có những khả năng sau:
- Áp dụng được các kiến thức kỹ thuật, các kỹ năng giải quyết vấn đề và các công cụ hiện đại trong đa lĩnh vực của ngành điện tử để phân tích, thiết kế tối ưu hóa các vi mạch điện tử ứng dụng cho các thiết bị và hệ thống điện tử.
- Tiếp cận, khai thác và chuyển giao những công nghệ mới về thiết kế vi mạch điện tử ứng dụng đa lĩnh vực trong viễn thông, tự động hóa, thiết bị y tế, …
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử ứng dụng trong đa lĩnh vực.
- Có thái độ đạo đức nhân văn về môi trường và con người.
3. Chương trình đào tạo thạc sĩ kỹ thuật điện tử
Hiện nay, chương trình đào tạo ngành kỹ thuật điện tử được triển khai để đào tạo theo hướng Điện tử – tự động (điều khiển thông minh). Nội dung kiến thức được truyền tải đến người học là các phần kiến thức chuyên sâu, mang tính công nghệ, giúp người học có một tầm nhìn sâu, rộng hơn về kỹ thuật chuyên ngành và là cơ sở vững chắc để người học có thể theo đuổi đam mê về học thuật sau này.
TT |
Mã môn học |
Tên môn học | Số tín chỉ |
Học kỳ 1 | 16 | ||
Học phần bắt buộc | 16 | ||
1 | 6011401 | Anh văn | 3(3,0,6) |
2 | 6013400 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 3(3,0,6) |
3 | 6002605 | Thiết kế hệ thống nhúng cho ứng dụng | 3(3,0,6) |
4 | 6002603 | Nhận dạng mẫu và học máy | 4(4,0,8) |
5 | 6002604 | Thiết kế vi mạch số | 3(3,0,6) |
Học phần tự chọn | 0 | ||
Học kỳ 2 | 16 | ||
Học phần bắt buộc | 16 | ||
1 | 6012401 | Triết học | 3(3,0,6) |
2 | 6002606 | Thiết kế vi mạch tương tự | 3(3,0,6) |
3 | 6002607 | Thiết kế hệ thống tích hợp trên chip | 3(2,2,5) |
4 | 6002608 | Công nghệ chế tạo vi mạch điện tử | 3(3,0,6) |
5 | 6002619 | Thị giác máy tính | 4(3,2,7) |
Học phần tự chọn | 0 | ||
Học kỳ 3 | 14 | ||
Học phần bắt buộc | 10 | ||
1 | 6002621 | Kỹ thuật điều khiển thông minh | 4(3,2,7) |
2 | 6002622 | Điều khiển hệ thống động phi tuyến | 4(4,0,8) |
3 | 6002626 | Chuyên đề điện tử-tự động | 2(0,4,2) |
Học phần tự chọn (Sinh viên được chọn một trong bốn học phần sau đây) |
4 | ||
1 | 6002620 | IoT – Internet of Things | 4(4,0,8) |
2 | 6002623 | Robot sinh Học | 4(4,0,8) |
3 | 6002624 | Trí tuệ nhân tạo phỏng sinh học | 4(4,0,8) |
4 | 6002625 | Hệ thống vi cơ điện tử | 4(4,0,8) |
Học kỳ 4 | 0 | ||
– Học phần bắt buộc | 15 | ||
1 | 6003124 | Luận văn Thạc sĩ |
15(0,30,30) |