Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Điện tử
Đổi mới nâng tầm cao mới – Năng động hội nhập toàn cầu
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Điện tử
Khoa Công nghệ Điện tử
Giới thiệu
Chủ đề năm học
Bộ môn Hệ thống thông minh và Chương trình đào tạo chuyên ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng
23-02-2021

Bộ môn Hệ thống thông minh trực thuộc quản lý Khoa Công nghệ điện tử, với nhiệm vụ đào tạo cấp bậc Kỹ sư chuyên ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng. Hiện nay, Bộ môn có 13 giảng viên với trình độ và năng lực chuyên môn (Học hàm- học vị: 1 PGS, 8 TS, 4 ThS) đáp ứng chuyên ngành giảng dạy.

Giảng viên trực thuộc Bộ môn Hệ thống thông minh.

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH IOT VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ỨNG DỤNG (AIOT):

Ngành IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng (gọi tắt là AIOT) tại trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM (IUH) được chính thức đưa vào đề án tuyển sinh nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cấp thiết hiên nay về kỹ thuật IoT và công nghệ AI.

Mục tiêu ngành AIoT tại IUH hướng đến đào tạo cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để phân tích, thiết kế, vận hành và khai thác một cách hiệu quả các thiết bị và hệ thống trong lĩnh vực Internet vạn vật và các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Chương trình đào tạo AIOT được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa 3 lĩnh vực:  Điện tử tự động, Internet vạn vật, và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng. Bên cạnh việc đào tạo căn bản trong lĩnh vực điện tử, chương trình đào tạo hướng đến cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thực tiễn để vận hành và thiết kế hệ thống IoT. Các khối chương trình đào tạo về kỹ năng phân tích, tính toán thuật toán và lập trình, các định hướng đào tạo về thị giác máy tính và robot thông minh giúp sinh viên có nền tảng phát triển trong các dự án về trí tuệ nhân tạo AI.

Hiện nay các phòng thí nghiệm-thực hành (gọi tắt là Lab) tại Khoa CN Điện tử - IUH được xây dựng để đào tạo cho sinh viên các kiến thức thực tiễn, ứng dụng trong lĩnh vực AIoT như: Lab Internet vạn vật; Lab Thị giác máy tính; Lab Điều khiển và tự động hóa; Lab Mạng công nghiệp; Lab Robot và ứng dụng; Lab Nhà máy thông minh.

Chương trình đào tạo chuyên ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng (AIOT).

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

  • Ứng dụng kiến thức và kỹ năng, sử dụng được các công cụ hiện đại để phân tích, thiết kế, vận hành và khai thác một cách hiệu quả các thiết bị và hệ thống trong lĩnh vực điện tử, IoT và các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
  • Quản lý và lãnh đạo một nhóm chuyên gia trong việc thực hiện các dự án thiết kế và chuyển giao công nghệ.
  • Nghiên cứu và khai thác hiệu quả những công nghệ hiện tại và có khả năng phát triển nó tạo ra những công nghệ mới mang lại hiệu quả cao trong kinh tế, môi trường và con người.
  • Nhận thức được giá trị cuộc sống, có thái độ đạo đức nhân văn và lý tưởng sống cao đẹp.

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Sau khi tốt nghiệp ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng, sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra như sau:

     a- Có khả năng lựa chọn và áp dụng các kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ hiện đại vào các hoạt động công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử, IoT và các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

     b- Khả năng lựa chọn và áp dụng kiến thức khoa học cơ bản vào các vấn đề công nghệ kỹ thuật đòi hỏi phải áp dụng các nguyên lý và các qui trình hoặc phương pháp áp dụng trong trong lĩnh vực điện tử, IoT và các hệ thống thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

     c- Khả năng thực hiện các phương pháp đo đạc và kiểm chuẩn; có thể tiến hành, phân tích và giải thích các thí nghiệm; và áp dụng các kết quả thí nghiệm để cải thiện các quy trình.

     d- Khả năng thiết kế hệ thống, thành phần, hoặc các qui trình cho các vấn đề kỹ thuật công nghệ trên phạm vi rộng, nhưng phải phù hợp với mục tiêu đào tạo ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng.

     e- Khả năng hoạt động hiệu quả với vai trò là một thành viên hoặc người lãnh đạo trong nhóm kỹ thuật.

     f- Khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề công nghệ kỹ thuật.

     g- Có khả năng truyền đạt thông tin trong cả hai môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; và có khả năng để xác định và sử dụng tài liệu kỹ thuật thích hợp.

     h- Có khả năng biết về nhu cầu và khả năng tự định hướng phát triển nghề nghiệp.

     i- Có sự hiểu biết về khoa học xã hội và cam kết giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn và đạo đức, trong đó có tôn trọng sự khác biệt.

     j- Có kiến thức về tác động của các giải pháp công nghệ kỹ thuật trong một bối cảnh xã hội và toàn cầu.

VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP:

  • Với 10 chuẩn đầu ra được xây dựng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn nhiều vị trí việc đa dạng theo các định hướng như kỹ sư Điện tử - tự động, kỹ sư IoT công nghiệp; Kỹ sư thiết kế, vận hành, kinh doanh Hardware, Software, Firmware cho các ứng dụng IoT, kỹ sư AI trong lĩnh vực thị giác máy tính, kỹ sư AI trong lĩnh vực robot thông minh.
  • Môi trường làm việc: Làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm và điều khiển tự động; Các công ty, tập đoàn về IoT-AI;  Các dự án IoT-AI; Các công ty/dự án tự khởi nghiệp trong lĩnh vực lập trình hệ thống nhúng, điều khiển tự động; Các công ty kinh doanh thiết bị và giải pháp IoT-AI, triển khai giải pháp IoT-AI; Các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu đào tạo nhân lực ngành IoT-AI.  

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

Đơn vị liên kết