Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Điện tử
Đổi mới nâng tầm cao mới – Năng động hội nhập toàn cầu
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Điện tử
Khoa Công nghệ Điện tử
Đề cương môn học
Chủ đề năm học
Đề cương môn học Thạc sĩ Kỹ thuật Điện tử
07-05-2021

1. Giới thiệu tóm tắt các học phần (được cập nhật năm 2019)

M1.     Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Môn học được xây dựng giúp cho học viên nắm hiểu một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học. Quan niệm về phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Quan niệm về khoa học và các cách phân loại khoa học. Quan niệm về nghiên cứu khoa học; các đặc điểm của nghiên cứu khoa học ; phân loại nghiên cứu khoa học. Trình tự thực hiện đề tài khoa học và cách thức trình bày chúng. Ở mỗi vấn đề, người học cần tìm hiểu để nắm được những nội dung cơ bản và vận dụng chúng vào việc làm các bài tập, đồng thời cũng là tích lũy kiến thức cho công việc nghiên cứu trên nhiều cấp độ đạt được kết quả tốt nhất.

M2.     Tính toán mềm

Nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về tính toán mềm, kiến thức cơ bản về lý thuyết tập mờ và logic mờ như: khái niệm tập mờ, quan hệ mờ, biến ngôn ngữ, logic mờ và cơ chế suy diễn mờ. Kiến thức cơ bản về mạng nơ rôn nhân tạo và các giải thuật huấn luyện mạng. Kiến thức cơ bản về các thuật toán tiến hóa (Evolution algorithms) như thuật toán di truyền GA (Genetic algorithm) và thuật toán tiến hóa DE (Differential evolution algorithm). Áp dụng mô phỏng ứng dụng của tính toán mềm để giải bài toán xấp xĩ với thông tin không chắc chắn.

M3.     Trí tuệ nhân tạo

Môn học này giới thiệu khái niệm cơ bản, lý thuyết về trí tuệ nhân tạo để giải quyết vấn đề phức tạp. Môn học giới thiệu các giải thuật tìm kiếm thông minh, giải thuật nhận dạng mẫu và học máy áp dụng trong đa lĩnh vực.

M4.     Phương pháp tính

Môn học phương pháp tính trong kỹ thuật điện sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về cơ sở toán học, trường điện từ, đặc biệt là các phương pháp số hiện đại dùng để giải các bài toán điện từ trong ngành kỹ điện như: Phương pháp sai phân hữu hạn, phương pháp sai phân hữu hạn miền thời gian, phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp không lưới.

M5.     Công nghệ chế tạo vi mạch điện tử

Công nghệ vi điện tử là học phần bắt buộc của chuyên ngành Điện tử, giúp học viên có các kiến thức nền tảng về thiết kế vi mạch IC: cơ sở vi mạch bán dẫn, qui trình thiết kế vi mạch, các công đoạn xử lí và kỹ thuật lập trình FPGA cho vi mạch.

M6.     Mô hình hoá và nhận dạng hệ thống

Môn học này cung cấp các kiến thức cơ bản về mô hình và mô phỏng. Xây dựng các loại mô hình: vật lý, toán học và các mô hình nhận dạng hộp đen, hộp xám, hộp trắng trong kỹ thuật. Giới thiệu các phần mềm mô phỏng và các ứng dụng chuyên ngành.

M7.     Thiết kế vi mạch số

Trình bày được nguyên lý và qui trình phân tích thiết kế mạch tích hợp, các công đoạn xử lý. Trình bày được qui trình phân tích, thiết kế các mạch tích hợp số trong qui trình công nghệ thiết kế mạch tích hợp.

M8.     Thiết kế hệ thống tích hợp trên chip (SoC)

Môn học sẽ cung cấp cho học viên phương pháp thiết kế một hệ thống trên chip theo từng quy trình cụ thể, từ đó học viên có thể nắm được các quy trình trong thiết kế hệ thống, nắm được các tiêu chuẩn trong việc thiết kế hệ thống và có thể ghép nối các thành phần để trở thành một hệ thống trên chip. Môn học còn cung cấp cho học viên phương pháp thiết kế một hệ thống máy tính nhúng, môi trường phát triển ứng dụng trên hệ thống SoPC của Altera. Hệ thống SoPC của Altera cho phép chúng ta thực hiện các ý tưởng thiết kế hệ thống dựa vào công cụ xây dựng tự động của Altera, từ đó giúp chúng ta hiểu về nguyên tắc hoạt động cũng như cách xây dựng một hệ thống máy tính nhúng.

M9.     Thiết kế hệ thống nhúng cho ứng dụng

Môn học trang bị những kiến thức của hệ thống nhúng về yêu cầu, đặc điểm kỹ thuật, kiến trúc, các thành phần phần cứng và phần mềm, đánh giá chất lượng. Giới thiệu khái niệm, các mô hình các kỹ thuật cơ bản được sử dụng để phát triển hệ thống nhúng theo hướng thích nghi và phức tạp, từ đó học viên sử dụng để thiết kế các thế hệ tương lai của các hệ thống nhúng và ứng dụng nhúng. Giới thiệu ví dụ về các mô hình được sử dụng trong việc phát triển các hệ thống nhúng nâng cao.

M10.   Điều khiển hệ thống động phi tuyến

Môn học này đưa ra các kiến thức tổng quát về phân tích, tính toán và thiết kế bộ điều khiển cho hệ phi tuyến trong điều kiện không thể biết chính xác mô hình của đối tượng điều khiển, và sự tác động của các tác nhân nhiễu từ thiết bị cũng như từ bên ngoài. Học phần bắt đầu với sự khảo sát hệ phi tuyến, các hiện tượng và tính chất cơ bản. Sau đó  đi vào phần lý thuyết ổn định để phân tích hệ thống. Tiếp theo, trình bày nhiều phương pháp thiết kế khác nhau để có thể đưa ra cách tính toán bộ điều khiển cho phù hợp với mỗi loại đối tượng. Đối với các đối tượng điều khiển có mô hình không xác định và bị tác động bởi các nhiễu, thì phương pháp điều khiển thích nghi và bền vững được đưa vào để giải quyết các khó khăn một cách triệt để.

M11.   IoTs – Internet of Things

Môn học IoT giúp học viên hiểu nền tảng kiến trúc IoT, cái nhìn tổng quan về công nghệ cốt lõi cần thiết để hỗ trợ IoT, xu hướng công nghệ và thách thức của IoT. Môn học này còn trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng để thiết kế hệ thống IoT bao gồm nguyên tắc cơ bản trong thiết kế hệ thống, nguyên tắc kết nối các thiết bị, giao thức lập trình ứng dụng, nền tảng phần cứng nhúng cho ứng dụng IoT. Cung cấp cho học viên các kiến thức về điện toán đám mây, dịch vụ lưu trữ dữ liệu online, các công cụ phân tích dữ liệu Bigdata; Bảo mật hệ thống IoT; Nền tảng Mobile app cho IoT; Biết phân tích, thiết kế và lập trình hệ thống IoT cho một số ứng dụng tiêu biểu.

M12.   Thiết kế mạch cao tần cho thông tin vô tuyến

Môn học trình bày tổng quan về linh kiện và hệ thống, các mạch công hưởng. Các phương pháp thiết kế bộ lọc như lọc thông thấp, thông cao, thông dải và chắn dải. Cách phối hợp trở kháng cho một mạch RF. Hiểu các phương pháp thiết kế bộ khuếch đại tín hiệu nhỏ và khuếch đại công suất RF. Qua đó, môn học còn đưa ra cách đọc các thông số linh kiện RF từ nhà sản xuất. Sử dụng các công cụ thiết kế trong thiết kế mạch ở tần số cao.

M13.   Hệ thống di động và vô tuyến

Môn học trình bày tổng quan về mạng truyền thông không dây và sự phát triển trong thời đại ngày nay. Các nguyên tắc cơ bản của truyền thông không dây. Các kỹ thuật cơ bản về điều chế, tách sóng và ước lượng kênh. Trong đó, môn học chú trọng vào các kỹ thuật điều chế số, mã hoá kênh truyền, điều chế thích nghi, các phương pháp cân bằng kênh và các phương thức đa truy nhập. Dựa trên nguyên lý thiết kế và hạ tầng mạng, môn học giới thiệu kỹ thuật thiết kế mạng không dây Ad-Hoc.

M14.   Mạng cảm biến không dây

Môn học trình bày tổng quan về mạng cảm biến không dây, ứng dụng cho các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, quân sự… Môn học cũng giới thiệu các kiến thức nền tảng và các kỹ thuật dùng để thiết kế mạng cảm biến không dây. Từ đó, môn học giúp học viên có khả năng thiết kế các mạng cảm biến khác nhau, và đánh giá chất lượng và hiệu suất của các hệ thống đã thiết kế.

M15.   Thiết kế và xử lý tín hiệu thời gian thực

Môn học giới thiệu về kiến trúc của các bộ xử lý số tín hiệu DSP, các bộ xử lý số thực, ácc ngoại vi và kiến trúc xử lý song song, xử lý bằng phần cứng VLSI, FPGA. Môn học cũng giúp học viên có thể phân tích, thiết kế và thực hiện các ứng dụng xử lý số tín hiệu thời gian thực cho các ứng dụng khác nhau.

M16.   Xử lý âm thanh và tiếng nói

Môn học giới thiệu về các kỹ thuật xử lý nâng cao cho tín hiệu âm thanh và tiếng nói, bao gồm các kỹ thuật xử lý miền tần số, lọc thích nghi và mạng nơ-ron. Môn học cũng giới thiệu các phương pháp thiết kế và đánh giá bộ lọc, tín hiệu và watermarking. Ngoài ra, môn học còn giới thiệu kỹ thuật xử lý nâng cao như nhận dạng tiếng nói, âm thanh và ngữ nghĩa.

M17.   Thị giác máy tính

Thị giác máy tính là một lĩnh vực nghiên cứu các phương pháp phân tích, trích rút thông tin từ hình ảnh thu nhận được từ các thiết bị thu nhận ảnh quang học để cung cấp cho các quá trình ứng dụng khác của máy tính. Môn học này giới thiệu các khái niệm liên quan đến việc biến đổi trích rút đặc trưng và xử lý các đặc tính thay đổi của ảnh trong bài toán nhận dạng và phân loại đối tượng.

M18.   Kỹ thuật điều khiển nâng cao

Môn học đề cập đến các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển tuyến tính và phi tuyến hiện đại như điều khiển tối ưu, thích nghi sử dụng các công cụ tính toán mềm. Các đối tượng được ứng dụng chủ yếu là các động cơ điện, các hệ phi tuyến cổ điển trong điều khiển tự động.

M19.   Robot sinh học

Môn học trình bày các đặc điểm cơ bản về cấu hình robot, phương pháp tính toán động học kết cấu, phương pháp lựa chọn cảm biến và ước lượng thông tin từ các robot sinh học, từ đó đưa ra các chiến lược điều khiển phù hợp. Xây dựng các mô hình bài toán động học robot sinh học theo cấu hình chuyển động con người, và từ đó đưa ra giải pháp tính toán quĩ đạo robot. Áp dụng kỹ thuật điều khiển thông minh cho hệ robot sinh học.

M20.   Hệ thống vi cơ điện tử

Môn học trình bày tổng quan về hệ thống vi cơ điện tử, các cảm biến thông minh. Các phương pháp đóng gói cho linh kiện vi cơ MEMS như Vi cơ bề mặt và vi cơ khối. Hiểu các tính chất của vật liệu dùng để chế tạo hệ thống có sử dụng vi cơ điện tử và vi cơ cảm biến. Đọc được các thông số kỹ thuật của linh kiện vi cơ từ nhà sản xuất.

M21.   Học máy và ứng dụng

Môn học này giới thiệu khái niệm cơ bản, lý thuyết về học máy, sử dụng học máy để phát triển các giải thuật điều khiển tối ưu thích nghi bền vững. Giải thuật áp dụng cho hệ phi tuyến không chắc chắn có nhiễu và bị ràng buộc ngõ vào.

M22.   Chuyên đề điện tử-tự động

Ứng dụng các kiến thức đã học để phân tích, thiết kế và thực hiện một chuyên đề về hệ thống thông minh, tạo điều kiện cho học viên tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề và làm quen với các bài toán thực tế. Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên đề (lý thuyết hoặc ứng dụng), học viên tự tìm tài liệu nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên, học viên tự đề xuất các bước phân tích và thiết kế hệ thống. Học viên phải bảo vệ chuyên đề trước hội đồng để hoàn tất chuyên đề.

M23.   Chuyên đề điện tử-viễn thông

Ứng dụng các kiến thức đã học để phân tích, thiết kế và thực hiện một chuyên đề về xu hướng công nghệ mới ngành viễn thông, tạo điều kiện cho học viên tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề và làm quen với các thiết bị thực tế. Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên đề (lý thuyết hoặc ứng dụng), học viên tự tìm tài liệu tham khảo (có sự hỗ trợ của giáo viên) và đưa ra các bước tính toán thiết kế. Học viên phải bảo vệ chuyên đề trước hội đồng để hoàn tất môn học.

M24.   Luận văn tốt nghiệp

Học viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào việc phân tích, thiết kế, xây dựng kế hoạch và thực hiện đề tài tốt nghiệp theo chuyên ngành học. Nội dung của đề tài phải được trình bày một cách hệ thống, với các bố cục sau: Phần 1- Mở đầu, Phần 2 – Tổng quan các vấn đề nghiên cứu, Phần 3- Phương pháp và nội dung nghiên cứu, Phần 4-Kết quả nghiên cứu và thảo luận, Phần 5- Kết luận và hướng phát triển, Phần 6-Tài liệu tham khảo, Phụ lục,...

2. Đề cương chi tiết học phần (mẫu tham khảo)

Minh họa sau đây là một mẫu đề cương môn học trong chương trình đào tạo:

1. Tên và mã học phần: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (GRADUATION THESIS)- 6003124

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 15      Lý thuyết:  0              Thực hành: 15                       Tự học: 30

3. Giảng viên giảng dạy

Họ và tên

Email

Điện thoại

TS. Mai Thăng Long

maithanglong@iuh.edu.vn

 

TS. Nguyễn Tấn Luỹ

nguyentanluy@iuh.edu.vn

 

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

nguyenngocson@iuh.edu.vn

 

TS. Trần Hữu Toàn

tranhuutoan@iuh.edu.vn

 

TS. Trần Minh Chính

tranminhchinh@iuh.edu.vn

 

TS. Ong Mẫu Dũng

ongmaudung@iuh.edu.vn

 

4. Tài liệu học tập và tham khảo

a. Tài liệu học tập

Vũ Cao Đàm, Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học, Xuất bản lần thứ IX, Nhà xuất bản KH & KT, Hà Nội, 2003.

b. Tài liệu tham khảo

Ranjit Kumar,2010, Research Methodology: A Step-by-Step Guide for Beginners, Third Edition edition,  SAGE Publications Ltd.

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

  • Nghiên cứu một công nghệ mới hiện nay trong lĩnh vực viễn thông hoặc điện tử-tự động
  • Thiết kế hoặc mô phỏng được các khối chức năng của toàn bộ hệ thống đã nghiên cứu.
  • Đánh giá chất lượng hệ thống và đưa ra hướng cải tiến.
  • Trình bày được bài báo cáo và thuyết minh theo dạng đề tài nghiên cứu khoa học .

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào việc phân tích, thiết kế, xây dựng kế hoạch và thực hiện đề tài tốt nghiệp theo chuyên ngành học. Nội dung của đề tài phải được trình bày một cách hệ thống, với các bố cục theo đúng chuẩn của công trình khoa học. Đề tài phải có tính trung thực, có mục tiêu rõ ràng cụ thể, các phương pháp nghiên cứu phải phù hợp với nội dung nghiên cứu. Khuyến khích luận văn có công bố quốc tế, quốc gia và các hội nghị.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.

d. Yêu cầu khác

  • Học viên cần trang bị phương tiện thiết bị trước khi bắt đầu môn học;
  • Học viên phải chuẩn bị trước đề cương được giao bởi giảng viên để bảo vệ trước hội đồng.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs

Chuẩn đầu ra của học phần

PLOs

1

Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

PLO1

2

Phân tích, tổng hợp và phản biện để giải quyết vấn để khoa học kỹ thuật

PLO2

3

Xây dựng kế hoạch, phương pháp và thực hiện luận văn tốt nghiệp theo chuyên ngành học trên cơ sở các kiến thức thực tế, lý thuyết chuyên sâu

PLO3

4

Vận dụng các kiến thức pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường trong việc đề xuất giải pháp kỹ thuật

PLO4

5

Kết quả nghiên cứu thảo luận và kết luận thể hiện sự công phu, nghiêm túc, độ tin cậy cao, diễn giải không trùng lắp

PLO5

6

Thể hiện kỹ năng ra quyết định phương án thiết kế kỹ thuật một cách độc lập

PLO6

7

Xây dựng được kỹ năng trình bày, viết báo cáo khoa học, truyền đạt thông tin hoặc phản biện các vấn đề đề chuyên môn một cách hiệu quả

PLO7

8

Thể hiện được năng lực phát hiện và đề xuất giải pháp có hiệu quả cao

PLO8

9

Đề xuất được kế hoạch tự định hướng bản thân về phát triển khả năng nghiên cứu

PLO9

10

Có khả năng công bố kết quả nghiên cứu của đề tài trên tạp chí chuyên ngành

PLO10

11

Phân tích đưa ra được lý do để đề xuất các giải pháp kỹ thuật với sự xem xét về đạo đức, môi trường và con người

PLO11

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần (CLOs) và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)

CLOs

PLOs

PLO1

PLO2

PLO3

PLO4

PLO5

PLO6

PLO7

PLO8

PLO9

PLO10

PLO11

1

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT

Nội dung giảng dạy

Số tiết

CLOs

Phương pháp giảng dạy

Phương pháp học tập

1

Phần 1: Giới thiệu chung

1.1. Giới thiệu về mục tiêu và nội dung khóa luận

1.2. Giới thiệu các mục tiêu cần đạt được của khóa luận

1.3. Lên kế hoạch thực hiện khóa luận

 

1-11

 

 

2

Phần 2: Tổng quan đề tài

2.1. Tìm hiểu về nội dung thực hiện đề tài thông qua sách, tài liệu tham khảo, ...

2.2 Tìm hiểu thông tin về đề tài qua các đồ án, khóa luận, đề tài đã được thực hiện.

2.3 Các số liệu cần thiết phục vụ cho tính tóan

 

2,3,11

 

 

3

Phần 3: Cơ sở lý thuyết

3.1 Các nội dung lý thuyết làm nền tảng của đề tài

3.2 Các kết quả lý thuyết, mô hình đề xuất (nếu có)

 

1,4,5,8,9,11

 

 

4

Phần 4: Thực hiện chi tiết

4.1 Thực hiện chi tiết các tính tóan, mô phỏng hoặc thí nghiệm, mô hình, ...

4.2 Xuất các kết quả: bảng số liệu, biểu đồ, ...

 

2,4,5,6,11

 

 

5

Phần 5: Đánh giá kết quả

5.1 Kiểm tra kết quả thu được từ các tính tóan, mô phỏng hoặc thí nghiệm, mô hình, ...

5.2 Hiệu chỉnh các bước tính tóan, mô phỏng, mô hình nếu kết quả không hợp lý hoặc chưa tốt.

 

2,4,5,6,11

 

 

6

Phần 6: Viết báo cáo

6.1. Xác định cấu trúc, nội dung bài báo cáo

6.2. Tập hợp các bản báo cáo từng phần đã thực hiện

6.3. Thực hiện bài báo cáo theo chuẩn qui định của khoa hoặc trường

 

7,5,9

 

 

7

Phần 7: Chuẩn bị trình bày báo cáo

7.1. Biên soạn báo cáo khoa học.

7.2. Tập thuyết trình

 

7,5,9,10

 

 

8

Phần 8: Báo cáo và thuyết trình

 

1-11

 

 

 

Tổng

450

 

 

 

 
8. Phương pháp đánh giá học phần

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs

Dữ liệu đánh giá

1-11

Điểm của hội đồng đánh giá

 
b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá

Tỷ trọng %

Quyển Luận văn và bảo vệ trước HĐ

Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

10

Xây dựng kế hoạch và thực hiện đề tài tốt nghiệp theo chuyên ngành học trên cơ sở các kiến thức thực tế, lý thuyết chuyên sâu

20

Xây dựng được kỹ năng trình bày, viết báo cáo khoa học, truyền đạt thông tin hoặc phản biện các vấn đề đề chuyên môn một cách hiệu quả

20

Kết quả nghiên cứu thảo luận và kết luận thể hiện sự công phu, nghiêm túc, độ tin cậy cao, diễn giải không trùng lắp

40

Có khả năng công bố kết quả nghiên cứu của đề tài trên tạp chí chuyên ngành

10

 

c. Thang điểm đánh giá: Theo qui chế đào tạo trình độ thạc sĩ 

Ngày biên soạn:  Ngày……  tháng…… năm 2016

Ngày cập nhật:   Ngày……  tháng…… năm 2019

TRƯỞNG KHOA                                       CHỦ NHIỆM BỘ MÔN                                               GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN

 
Đơn vị liên kết