Phần mô tả sau đây thể hiện ví dụ điển hình về đề cương môn học cho học phần Kỹ thuật vi xử lý
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
1. Tên và mã học phần: KỸ THUẬT VI XỬ LÝ (2102435)
2. Số tín chỉ
Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6
3. Giảng viên phụ trách
- GVC.TS. Nguyễn Minh Ngọc
- TS. Ong Mẫu Dũng
- ThS. Phạm Quang Trí
- ThS. Trương Năng Toàn
- ThS. Phan Tuấn Anh
- ThS. Lê Lý Quyên Quyên.
4. Tài liệu học tập
4a. Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)
[1] Bài giảng Kỹ thuật vi xử lý, Lưu hành nội bộ, ĐH Công nghiệp Tp. HCM.
[2] Tài liệu Thực hành vi xử lý, Lưu hành nội bộ, ĐH Công nghiệp Tp.HCM.
4b. Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)
[1] PIC Microcontrollers, Milan Verle.2006.
[2] Microcontroller Programming the Microchip PIC, Julio Sanchez, CRC Press the Taylor & Francis Group, 2007.
5. Thông tin về học phần
5a. Mục tiêu học phần
Sau khi học môn học này, người học có khả năng:
- Phân tích, thiết kế các họ vi điều khiển 8 bit Pic 16f8xx cho các ứng dụng.
- Viết chương trình điều khiển giao tiếp và điều khiển thiết bị ngoại vi cho các hệ ứng dụng vi điều khiển 8 bit Pic 16f8xx.
- Thiết kế phân tích, lập trình cho các ứng dụng: giao tiếp với LEDs, LEG7seg, LED matrix, LCD, nút nhấn, bàn phím.
- Thiết kế phân tích, lập trình điều khiển ứng dụng các mô đun được tích hợp trong vi điều khiển: Mô đun định thời /đếm; Mô đun ngắt; Mô đun chuyển đổi tương tự - số ADC; Mô đul điều độ rộng xung PWM.
5b. Mô tả vắn tắt học phần: Học phần trang bị những kiến thức:
- Cấu trúc phần cứng, lập trình Assembly và các vi mạch lập trình được cho phối ghép ngoại vi với vi xử lý.
- Cấu trúc phần cứng của vi điều khiển học PIC 16F8xx: Các kiến thức về mô đun ngoại vi, ghép nối vào ra I/O, ghép nối số tương tự; lập trình Assembly và Hitech_c cho vi điều khiển; phương pháp xây dựng các chương trình điều khiển cho các ứng dụng.
- Phương pháp phân tích, thiết kế sử dụng các hệ vi xử lý 8bit theo yêu cầu ứng dụng thực tế; Viết chương trình điều khiển giao tiếp và điều khiển các thiết bị ngoại vi cơ bản.
5c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)
Kỹ thuật xung số (2102414) (A)
5d. Yêu cầu khác
- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).
6. Chuẩn đầu ra của học phần
Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:
CLOs | Chuẩn đầu ra của học phần | SO/PI |
1 |
Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bộ vi xử lý/hệ vi xử lý; và biết các bước thiết kế hệ vi xử lý/vi điều khiển. |
a1 |
2 |
Có khả năng vận dụng các nguyên lý về vật lý và trường điện từ để giải các bài toán về kỹ thuật. |
b2 |
3 |
Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế hệ thống sử dụng vi điều khiển với các yêu cầu kỹ thuật |
d1 |
4 |
Thiết kế sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý các thành phần, các hệ thống sử dụng VXL/ vi điều khiển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.(TK phần cứng) |
d2 |
5 |
Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật |
d3 |
6 |
Có khả năng phân tích, thiết kế giải thuật và lập trình ứng dụng (TK chương trình phần mềm monitor) |
a3 |
Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:
CLOs | a | b | c | d | e | f | g | h | i | j |
1 | a1 | |||||||||
2 | b2 | |||||||||
3 | d1 | |||||||||
4 | d2 | |||||||||
5 | d3 | |||||||||
6 | a3 |
7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy
7a. Lý thuyết
STT | Nội dung giảng dạy | Số tiết | CLOs | Phương pháp giảng dạy |
1 |
Chương 1: Tổng quan về vi xử lý – vi điều khiển Giới thiệu chung
Cấu trúc vi xử lý
Định dạng dữ liệu và biểu diễn thông tin trong vi xử lý |
6 | 1,2 | L, Q, D, H, WA |
2 |
Chương 2: Giới thiệu Vi điều khiển 8 Bit PIC16F8xx Đặc tính, cấu trúc, chức năng
Tập lệnh hợp ngữ
|
3 | 1,4 | L, Q, D, H, WA |
3 |
Chương 3: Ngôn ngữ lập trình cho Vi điều khiển (VĐK) Lập trình Assemly
Lập trình Hi_tech C
Phần mềm MPLAB/MPLABX
|
3 | 2,3,6 | L, Q, D, H, WA |
4 |
Chương 4: PORT xuất nhập của Vi điều khiển 8 Bit PIC16F8xx.
|
3 | 1,2,3,4,6 | L, Q, Si, D, H, WA |
5 |
Chương 5: Modul ngắt.
|
3 | 1,2,3,4,6 | L, Q, D, H, WA |
6 |
Chương 6: Modul Timer
|
3 | 1,2,3,4,6 | L, Q, Si, D, H, WA |
7 |
Chương 7: Modul CCP Vi điều khiển 8 Bit PIC16F8xx
|
3 | 1,2,3,4,6 | L, Q, Si, D, H, WA |
8 |
Chương 8: Modul ADC Vi điều khiển 8 Bit PIC16F8xx
|
3 | 1,2,3,4,6 | L, Q, Si, D, H, WA |
9 |
Chương 9: Truyền dữ liệu Vi điều khiển 8 Bit PIC16F8xx
|
3 | 1,2,3,4,6 | L, Q, Si, D, H, WA |
7b. Thực hành:
STT | Nội dung giảng dạy | Số tiết | CLOs | Phương pháp giảng dạy |
1 |
Bài 1: Giới thiệu môn học và thiết bị. 1.1. Giới thiệu quy trình thực hành, nội quy phòng thực hành. 1.2. Giới thiệu cấu trúc mô hình thực hành và cách sử dụng. 1.3. Hướng dẫn sử dụng các phần mềm lập trình, biên dịch cho PIC (MPLAB); phần mềm nạp chương trình cho PIC; phần mềm mô phỏng cho PIC (ISIS Professional). 1.4. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu. 1.5. Vẽ lưu đồ giải thuật. 1.6. Viết chương trình. 1.7. Mô phỏng chương trình trên máy tính. 1.8. Biên dịch và nạp chương trình cho IC. 1.9. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên. 1.10 Bài tập báo cáo. |
5 | 1,2 | M, WA, Si, Ex, I, H |
2 |
Bài 2: Thực hành điều khiển LED đơn 2.1. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu. 2.2. Vẽ lưu đồ giải thuật. 2.3. Viết chương trình. 2.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính. 2.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC. 2.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu cầu của đề bài. 2.7. Bài tập báo cáo. |
5 | 1,2,4,5,6 | M, WA, Si, Ex, I, H |
3 |
Bài 3: Thực hành điều khiển nút nhấn, sử dụng ngắt và mạch định thời 3.1. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu. 3.2. Vẽ lưu đồ giải thuật. 3.3. Viết chương trình. 3.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính. 3.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC. 3.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu cầu của đề bài. 3.7. Bài tập báo cáo |
5 | 1,2,4,5,6 | M, WA, Si, Ex, I, H |
4 |
Bài 4: Thực hành điều khiển hiển thị dùng LCD 4.1. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu. 4.2. Vẽ lưu đồ giải thuật. 4.3. Viết chương trình. 4.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính. 4.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC. 4.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu cầu của đề bài. 4.7. Bài tập báo cáo |
5 | 1,2,4,5,6 | M, WA, Si, Ex, I, H |
5 |
Bài 5 Thực hành đo điện áp 5.2. Vẽ lưu đồ giải thuật. 5.3. Viết chương trình. 5.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính. 5.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC. 5.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu cầu của đề bài. 5.7. Bài tập báo cáo |
5 | 1,2,4,5,6 | M, WA, Si, Ex, I, H |
6 |
Bài 6: Thực hành điều khiển động cơ DC 6.2. Vẽ lưu đồ giải thuật. 6.3. Viết chương trình. 6.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính. 6.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC. 6.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu cầu của đề bài. 6.7. Bài tập báo cáo |
5 | 1,2,4,5,6 | M, WA, Si, Ex, I, H |
Ghi chú:
L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si: Simulation
O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test
8. Phương pháp đánh giá
8a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần
CLOs | Phương pháp đánh giá | Tỷ trọng (%) |
Thường kỳ (SAT) | 20 | |
1 | Giữa kỳ (WT) | 30 |
Cuối kỳ (WT) | 50 | |
Thường kỳ (SAT) | 10 | |
2 | Giữa kỳ (WT) | 20 |
Cuối kỳ (WT) | 30 | |
Lab (L, O, P, WR, SAT) | 40 | |
Thường kỳ (SAT) | 20 | |
3 | Giữa kỳ (WT) | 30 |
Cuối kỳ (WT) | 50 | |
Thường kỳ (SAT) | 10 | |
4 | Giữa kỳ (WT) | 20 |
Cuối kỳ (WT) | 30 | |
Lab (L, O, P, WR, SAT) | 40 | |
5 | Lab (L, O, P, WR, SAT) | 100 |
Thường kỳ (SAT) | 10 | |
6 | Giữa kỳ (WT) | 20 |
Cuối kỳ (WT) | 30 | |
Lab (L, O, P, WR, SAT) | 40 |
8b. Các thành phần đánh giá
Phương pháp đánh giá | Tỷ trọng, % | |
Lý thuyết | Đánh giá thường xuyên | 20 |
|
10 | |
|
10 | |
Lý thuyết | Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) | 30 |
Lý thuyết | Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) | 50 |
Thực hành |
|
50 |
Thực hành |
|
50 |
8.c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.
Ngày biên soạn: tháng 08 năm 2020
Giảng viên biên soạn: GVC. TS. Nguyễn Minh Ngọc
Trưởng bộ môn: TS. Ong Mẫu Dũng