1. Giới thiệu chung
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng và thái độ, chương trình đào tạo ngành thạc sĩ Kỹ thuật điện tử được xây dựng. Bên cạnh đó, để mở rộng khả năng hội nhập và nâng tầm chất lượng đào tạo, Khoa đã tham khảo chương trình thạc sĩ Kỹ thuật điện tử của trường đại học Nanyang Technological University (NTU), Singapore (Trường top 100 của thế giới). Dựa trên việc phân tích chương trình tham khảo, xu hướng phát triển của ngành Kỹ thuật điện tử trên thế giới và sứ mệnh của Trường, Khoa đã xây dựng chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử theo định hướng đào tạo các kiến thức chuyên sâu về thiết kế vi mạch điện tử và hệ thống nhúng, ứng dụng trong viễn thông và tự động hóa.
Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử (KTĐT) được xây dựng dựa trên Đề án mở ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ của Khoa CNĐT vào năm học 2015 – 2016. Chương trình được ban hành lần đầu theo Quyết định số 731a/QĐ-ĐHCN, ngày 03/03/2016 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM. Chương trình Thạc sĩ KTĐT đã đánh dấu sự phát triển của Khoa CNĐT trong việc từng bước chuyển mình trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- Tên chương trình đào tạo: Kỹ thuật điện tử (Electronics Engineering)
- Tên văn bằng: Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử
- Trình độ: Thạc sĩ
- Mã ngành: 8520203
- Hình thức đào tạo: Chính quy
- Quyết định ban hành chương trình đào tạo: Quyết định số 1067/QĐ-ĐHCN, ngày 03/06/2019 do Hiệu trưởng Trường ĐHCNTPHCM ký duyệt và ban hành.
2. Mục tiêu chung
Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử tập trung đào tạo các kiến thức điện tử nâng cao và kiến thức liên ngành để thiết kế hệ thống nhúng-thông minh ứng dụng trong đa lĩnh vực. Kết thúc khóa đào tạo, người học có kiến thức thực tế và lý thuyết chuyên môn sâu, rộng, có phương pháp tư duy khoa học cơ bản và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Điện tử, có thái độ đạo đức nhân văn về môi trường và con người.
3. Hình thức, ngôn ngữ và thời gian đào tạo
Hình thức đào tạo: chính quy
Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo: tiếng Việt
Thời gian đào tạo: từ 1.5 năm đến 02 năm, học chủ yếu vào thứ 7 và chủ nhật.
4. Đối tượng tuyển sinh
Những người đã tốt đại học chính quy trong cùng khối ngành Điện-Điện tử-Kỹ thuật máy tính và viễn thông. Đối với những người khác ngành, phải tham gia các khóa học bổ sung kiến thức trước khi tham gia thi tuyển sinh cao học đầu vào.
Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức thi tuyển, với 03 môn thi:
Ngoại ngữ: |
Tiếng Anh |
Môn cơ bản: |
Toán cao cấp |
Môn chuyên ngành: |
Mạch điện tử |
5. Danh mục các ngành đúng, ngành gần và ngành khác
|
Tên ngành |
Chương trình đại học |
Ngành đúng phù hợp |
|
Các hệ đào tạo: 4 năm, 4.5 năm và 5 năm. |
Ngành gần |
|
Các hệ đào tạo: 4 năm, 4.5 năm và 5 năm. |
Ngành khác |
|
Các hệ đào tạo: 4 năm, 4.5 năm và 5 năm. |
Nhóm ngành phải học bổ xung kiến thức |
Các học phần bổ sung kiến thức |
Ngành gần |
|
Ngành khác |
|
Tổng khối lượng các môn học: 60 tín chỉ 100 %
Kiến thức chung: 9 tín chỉ 15.0%
Kiến thức cơ sở và ngành bắt buộc: 22 tín chỉ 36.7%
Kiến thức chuyên ngành tự chọn: 14 tín chỉ 23.3%
Luận văn Thạc sĩ: 15 tín chỉ 25.0%
Số TT |
Mã học phần |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
||
Tổng số |
Lý thuyết |
Thí nghiệm |
|||
1. Khối kiến thức chung |
9 |
9 |
0 |
||
1 |
6012401 |
Triết học (Philosophy) |
3 |
3 |
0 |
2 |
6011401 |
Anh văn (English) |
3 |
3 |
0 |
3 |
6000000 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Research methodology) |
3 |
3 |
0 |
2. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
51 |
33 |
18 |
||
2.1. Các học phần tự chọn (3 TC trong 12 TC) |
3 |
3 |
0 |
||
1 |
6002630 |
Tính toán mềm (Soft computing) |
3 |
3 |
0 |
2 |
6002631 |
Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) |
3 |
3 |
0 |
3 |
6014402 |
Phương pháp tính |
3 |
3 |
0 |
4 |
6002608 |
Công nghệ chế tạo vi mạch điện tử (Fablicating Microelectronic Technologies) |
3 |
3 |
0 |
2.2. Các học phần bắt buộc |
19 |
18 |
1 |
||
1 |
6014460 |
Mô hình hoá và nhận dạng hệ thống (System Modeling and Identification) |
3 |
3 |
0 |
2 |
6002604 |
Thiết kế vi mạch số (Digital IC Design) |
3 |
3 |
0 |
3 |
6002607 |
Thiết kế hệ thống tích hợp trên chip (System on Chip Design) |
3 |
2 |
1 |
4 |
6002605 |
Thiết kế hệ thống nhúng cho ứng dụng (Embedded System Design for Applications) |
3 |
3 |
0 |
5 |
6002622 |
Điều khiển hệ thống động phi tuyến (Control of Nonlinear Dynamic Systems) |
3 |
3 |
0 |
6 |
6002620 |
IoTs (Internet of Things) |
4 |
4 |
0 |
2.3. Các học phần tự chọn theo chuyên ngành (học viên tự chọn theo hướng chuyên ngành Điện tử - Viễn thông hoặc Điện tử - Tự động hóa) |
14 |
11 |
3 |
||
Tự chọn theo hướng Điện tử - Viễn thông 14 tín chỉ |
14 |
12 |
2 |
||
1 |
6002610 |
Thiết kế mạch cao tần cho thông tin vô tuyến (RF Circuits for Wireless Communications) |
4 |
4 |
0 |
2 |
6002611 |
Hệ thống di động và vô tuyến (Wireless and mobile radio systems) |
4 |
4 |
0 |
3 |
6002612 |
Mạng cảm biến không dây (Wireless Sensors Networks) |
4 |
4 |
0 |
4 |
6002613 |
Thiết kế và xử lý tín hiệu thời gian thực (Real-time DSP Design) |
4 |
2 |
2 |
5 |
6002614 |
Xử lý âm thanh và tiếng nói (Speech and Audio Processing) |
4 |
2 |
2 |
6 |
6002618 |
Chuyên đề điện tử-viễn thông (Electronics Telecommunications Projects) |
2 |
0 |
2 |
Tự chọn theo hướng Điện tử - Tự động 14 tín chỉ |
14 |
12 |
2 |
||
1 |
6002619 |
Thị giác máy tính (Computer Vision) |
4 |
4 |
0 |
2 |
6002621 |
Kỹ thuật điều khiển nâng cao (Intelligent Control Engineering) |
4 |
4 |
0 |
3 |
6002623 |
Robot sinh học (Biorobotics) |
4 |
4 |
0 |
4 |
6002624 |
Học máy và ứng dụng (Machine learning and application) |
4 |
4 |
0 |
5 |
6002625 |
Hệ thống vi cơ điện tử (Micro-Electro-Mechanical Systems) |
4 |
4 |
0 |
6 |
6002626 |
Chuyên đề điện tử-tự động (Electronics Automation Projects) |
2 |
0 |
2 |
2.4. Luận văn tốt nghiệp |
15 |
0 |
15 |
||
1 |
6003124 |
Luận văn tốt nghiệp (Thesis) |
15 |
0 |
15 |
|
Tổng cộng toàn khóa |
60 |
42 |
18 |