Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Điện tử
Đổi mới nâng tầm cao mới – Năng động hội nhập toàn cầu
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Điện tử
Khoa Công nghệ Điện tử
Thạc sĩ
Chủ đề năm học
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử
01-01-2022

1. Giới thiệu chung

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng và thái độ, chương trình đào tạo ngành thạc sĩ Kỹ thuật điện tử được xây dựng. Bên cạnh đó, để mở rộng khả năng hội nhập và nâng tầm chất lượng đào tạo, Khoa đã tham khảo chương trình thạc sĩ Kỹ thuật điện tử của trường đại học Nanyang Technological University (NTU), Singapore (Trường top 100 của thế giới). Dựa trên việc phân tích chương trình tham khảo, xu hướng phát triển của ngành Kỹ thuật điện tử trên thế giới và sứ mệnh của Trường, Khoa đã xây dựng chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử theo định hướng đào tạo các kiến thức chuyên sâu về thiết kế vi mạch điện tử và hệ thống nhúng, ứng dụng trong viễn thông và tự động hóa.

Chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử (KTĐT) được xây dựng dựa trên Đề án mở ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ của Khoa CNĐT vào năm học 2015 – 2016. Chương trình được ban hành lần đầu theo Quyết định số 731a/QĐ-ĐHCN, ngày 03/03/2016 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM. Chương trình Thạc sĩ KTĐT đã đánh dấu sự phát triển của Khoa CNĐT trong việc từng bước chuyển mình trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

- Tên chương trình đào tạo: Kỹ thuật điện tử (Electronics Engineering)

- Tên văn bằng: Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử

- Trình độ: Thạc sĩ

- Mã ngành: 8520203

- Hình thức đào tạo: Chính quy

2. Mục tiêu chung

Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử (KTĐT) tập trung đào tạo các kiến thức điện tử nâng cao và kiến thức liên ngành để thiết kế hệ thống nhúng-thông minh ứng dụng trong đa lĩnh vực. Kết thúc khóa đào tạo, học viên (HV) có kiến thức thực tế và lý thuyết chuyên môn sâu, rộng, có phương pháp tư duy khoa học cơ bản và kỹ năng thực hành tốt, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và sáng tạo, khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế-xã hội, giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành Điện tử, có thái độ đạo đức nhân văn về môi trường và con người.

3. Hình thức, ngôn ngữ và thời gian đào tạo

Hình thức đào tạo: chính quy

Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo: tiếng Việt

Thời gian đào tạo: từ 1.5 năm đến 02 năm, học chủ yếu vào thứ 7 và chủ nhật.

4. Đối tượng tuyển sinh

Những người đã tốt đại học chính quy trong cùng khối ngành Điện – Điện tử - Kỹ thuật máy tính và viễn thông. Đối với những người khác ngành, phải tham gia các khóa học bổ sung kiến thức trước khi tham gia thi tuyển sinh cao học đầu vào.

Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức xét tuyển theo yêu cầu sau:

Ngoại ngữ:

Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam:

  • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài
  • Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
  • Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Đề án này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển

Người dự tuyển chưa có các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ như quy định như trên có thể sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực môn tiếng Anh B1 theo dạng thức đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại Trường trước khi xét tuyển

Môn cơ bản:

Sử dụng tổ hợp môn cơ bản và mỗi tổ hợp chọn 01 môn để xét:

Môn chuyên ngành:

Sử dụng tổ hợp môn cơ sở ngành và mỗi tổ hợp chọn 01 môn để xét:

5. Danh mục các ngành đúng, ngành gần và ngành khác

Danh mục các ngành được phép tham gia tuyển sinh

 

Tên ngành

Chương trình đại học

Ngành đúng phù hợp

  • Kỹ thuật điện tử, truyền thông
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Các hệ đào tạo: 4 năm, 4.5 năm và 5 năm.

Ngành gần

  • Kỹ thuật máy tính
  • Kỹ thuật điện, điện tử
  • Kỹ thuật cơ điện tử
  • Công nghệ kỹ thuật máy tính
  • Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử
  • Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử
  • Vật lý điện tử

Các hệ đào tạo: 4 năm, 4.5 năm và 5 năm.

Ngành khác

  • Kỹ thuật cơ khí
  • Công nghệ kĩ thuật cơ khí
  • Công nghệ thông tin

Các hệ đào tạo: 4 năm, 4.5 năm và 5 năm.

 

Danh mục các học phần bổ sung kiến thức với các đối tượng là ngành gần

Nhóm ngành phải học bổ xung kiến thức

Các học phần bổ xung kiến thức

Ngành gần

  1. Xử lý số tín hiệu

Ngành khác

  1. Mạch điện tử
  2. Mạch điện tử nâng cao
  3. Kĩ thuật xung-số
  4. Thiết kế mạch tích hợp
  5. Cơ sở kỹ thuật tự động
  6. Cơ sở viễn thông
  7. Xử lý số tín hiệu
 

6. Chương trình đào tạo 

Đơn vị liên kết