Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Điện tử
Đổi mới nâng tầm cao mới – Năng động hội nhập toàn cầu
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Công nghệ Điện tử
Khoa Công nghệ Điện tử
Giới thiệu
Chủ đề năm học
Giới thiệu về bộ môn Kỹ thuật máy tính
13-10-2024

Bộ môn Kỹ thuật máy tính trực thuộc quản lý Khoa Công nghệ điện tử, với nhiệm vụ đào tạo cấp bậc Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính và Kỹ thuật thiết kế vi mạch. Hiện nay, Bộ môn có 17 giảng viên với trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng chuyên ngành giảng dạy gồm:

+ 05 Tiến sĩ (01 PGS)

+ 02 Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ

+ 09 Thạc sĩ

+ 01 Kỹ sư, Trợ giảng

Thầy Cô  Bộ môn Kỹ thuật máy tính

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính vận dụng các kiến thức chuyên sâu về điện tử – máy tính – vi mạch bán dẫn (phần cứng, phần mềm, linh kiện, bo mạch, chip) để thiết kế,chế tạo ra các thiết bị điện tử (các thành phần máy tính), hệ thống điều khiển thông minh, hệ thống nhúng, board mạch điện tử ứng dụng PCB, chip bán dẫn…với đầy đủ các tính năng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ở mọi khía cạnh. Chúng ta cần nhận định rõ, bất kỳ sản phẩm công nghệ nào được sử dụng hiện nay, thì nhân chính vẫn là các board mạch, chip vi điều khiển, vi xử lý. Các board mạch tích hợp, vi mạch/chip điện tử này chịu trách nhiệm điều khiển mọi hoạt động của các thiết bị sản phẩm. Chính vì lý do trên, chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính đang tập trung đào tạo ở hai lĩnh vực then chốt:

  • Kỹ thuật Thiết kế vi mạch
  • Thiết kế hệ thống nhúng

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính, sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra như sau:

  1. KIẾN THỨC:
  • a: Có khả năng lựa chọn và áp dụng các kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ hiện đại vào các hoạt động công nghệ kỹ thuật phạm vi rộng (Fundamentals)
  • b: Có khả năng lựa chọn và áp dụng kiến thức toán học, khoa học, kỹ thuật, và công nghệ vào các vấn đề công nghệ kỹ thuật đòi hỏi việc vận dụng các nguyên lý và qui trình ứng dụng hoặc các phương pháp luận (Application)
  • c: Có khả năng thực hiện các phương pháp đo đạc và kiểm chuẩn; có thể tiến hành, phân tích và giải thích các thí nghiệm; và áp dụng các kết quả thí nghiệm để cải thiện các quy trình (Experiment & Analysis & Evaluation)
  • d: Có khả năng thiết kế hệ thống, thành phần, hoặc các quá trình cho các vấn đề công nghệ kỹ thuật điện tử máy tính trên phạm vi rộng, nhưng phải phù hợp với mục tiêu chương trình đào tạo (Design)
  1. KỸ NĂNG
  • e: Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò thành viên hoặc vai trò lãnh đạo trong một đội kỹ thuật (Teamwork) 
  • f: Có khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề công nghệ kỹ thuật (Problem Solving)
  • g: Có khả năng viết văn bản, thuyết trình, và truyền đạt thông tin trong cả hai môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; và có khả năng để xác định và sử dụng tài liệu kỹ thuật thích hợp (Communication)
  1. NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM:
  • h: Có sự hiểu biết về nhu cầu và khả năng tự định hướng phát triển nghề nghiệp liên tục (Lifelong learning)
  • i: Có hiểu biết về khoa học xã hội và cam kết giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn với trách nhiệm đạo đức, trong đó tôn trọng sự khác biệt (Ethics)
  • j: Có kiến thức về tác động của các giải pháp công nghệ  kỹ thuật trong một bối cảnh xã hội và toàn cầu (Impact)

Chương trình học này giúp người học có kiến thức vững chắc về điện tử, chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế vi mạch tích hợp, chuyên sâu về thiết kế hệ thống nhúng. Để người học đạt được mục tiêu trên, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên 10 ELOs (có tên gọi từ chuẩn a đến chuẩn j), tập trung vào 3 thành phần: kiến thức (các chuẩn a, b, c, d); kỹ năng (các chuẩn e, f, g); thái độ (các chuẩn h, i, j). Sau khi đạt được các ELOs trên, sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Thiết kế, chế tạo các board mạch PCB tích hợp cao cho ứng dụng chuyên dụng
  • Thiết kế mạch tích hợp (thiết kế chip) lĩnh vực IC số cũng như IC tín hiệu hỗn hợp
  • Đảm nhận các công việc liên quan quy trình chế tạo và đóng gói vi mạch trong các nhà máy sản xuất vi mạch bán dẫn
  • Thiết kế xây dựng các hệ thống nhúng ứng dụng trong đa lĩnh vực
  • Thiết kế, lập trình hệ thống (driver và firmware)
  • Thiết kế, xây dựng phần cứng máy tính
  • Thiết kế, xây dựng các hệ thống điều khiển thông minh
  • Giảng dạy, tư vấn, huấn luyện kỹ thuật thuộc lĩnh vực nhúng và thiết kế, chế tạo, đóng gói vi mạch tích hợp

CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO CHU KỲ 2 NĂM:

Chương trình đào tạo được cập theo chu kỳ 2 năm để đáp ứng nhu cầu người học, cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ mới. 

Hội thảo các bên liên quan về cập nhật chương trình đào tạo năm học 2019-2020

Hội thảo doanh nghiệp về góp ý xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật thiết kế vi mạch

Chứng nhận chương trình đạt kiểm định AUN-QA giá trị từ 22/11/2021 đến 21/11/2026.

ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC:

Chú trọng tính hiệu quả của từng tiết học thông qua việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy sinh viên làm trung tâm. Các phương pháp giảng dạy sau được áp dụng:

  • Problem/ Project-based learning
  • Think-Pair-Share activity
  • Everyday Examples in Engineering (E3) activity
  • Desktop Project activity
  • Flipped Class
  • Content and Language Integrated Learning (CLIL)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

Song song với công việc giảng dạy, thầy cô thực hiện nghiêm túc công tác nghiên cứu khoa học với đề tài các cấp, tham gia viết bài báo và phản biện trên các tạp chí, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế.

 

Đơn vị liên kết