ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
- Tên và mã môn học: Nhập môn Internet of Things (2102703)
- Số tín chỉ
Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 (30 tiết) Thực hành: 0 Tự học: 4
- Giảng viên phụ trách
Học hàm, học vị, tên các giảng viên phụ trách
1. TS. Nguyễn Ngọc Sơn
2. TS. Mai Thăng Long
3. NCS. Cao Văn Kiên
- Tài liệu học tập
Sách, giáo trình chính
- Adrian McEwen, Hakim Cassimally, Design the Internet of Things, Willey Edition, 2014.
Tài liệu tham khảo
- Rolf H. Weber, Romana Weber, Internet of Things, Springer, 2010.
- Dieter Uckelmann, Mark Harrison, Florian Michahelles, Architecting the Internet of Things, Springer, 2011.
- Thông tin về môn học
- Mục tiêu môn học
Sau khi học môn học này, người học có khả năng:
- Trình bày được kiến trúc IoT, xu hướng công nghệ và thách thức của IoT, xu hướng thiết kế IoT cho các ứng dụng.
- Nắm bắt được nền tảng phần cứng nhúng, mạng truyền thông có dây và không dây, nguyên tắc kết nối các thiết bị và các giao thức lập trình ứng dụng trong IoT.
- Phân biệt được điện toán biên và điện toán đám mây trong lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu.
- Phân tích và thiết kế được một ứng dụng IoT.
- Có khả năng hiểu biết về nhu cầu và tự định hướng phát triển ngành nghề IoT.
- Mô tả vắn tắt học phần
Môn học nhập môn IoT giúp sinh viên hiểu nền tảng kiến trúc IoT, có cái nhìn tổng quan về công nghệ cốt lõi cần thiết, xu hướng công nghệ và thách thức của IoT. Môn học này còn trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để thiết kế hệ thống IoT bao gồm nguyên tắc cơ bản trong thiết kế hệ thống, nguyên tắc kết nối các thiết bị, giao thức lập trình ứng dụng, nền tảng phần cứng nhúng cho ứng dụng IoT.
- Học phầnhọc trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không có
- Yêu cầu khác: Theo quy chế học vụ
- Chuẩn đầu ra của học phần
- Chuẩn đầu ra của học phần
Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:
CLOs |
Chuẩn đầu ra của học phần |
PI |
1 |
Trình bày được kiến trúc IoT, xu hướng công nghệ và thách thức của IoT, xu hướng thiết kế IoT cho các ứng dụng. |
a1 |
2 |
Nắm bắt được nền tảng phần cứng nhúng được sử dụng để thiết kế các ứng dụng IoT trong thực tiễn. |
a1 |
3 |
Hiểu được nền tảng mạng truyền thông có dây và không dây, nguyên tắc kết nối các thiết bị thường được sử dụng cho các ứng dụng IoT. |
a1 |
4 |
Phân biệt được điện toán biên và điện toán đám mây trong lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu. |
a1 |
5 |
Phân tích và thiết kế được sơ đồ khối một ứng dụng IoT. |
d2 |
6 |
Có khả năng hiểu biết về nhu cầu và tự định hướng phát triển ngành nghề IoT. |
h1 |
- Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
CLOs |
a |
b |
c |
d |
e |
f |
g |
h |
i |
j |
1 |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
- Nội dung của học phần và kế hoạch giảng dạy
STT |
Nội dung giảng dạy |
Số tiết |
CLOs |
Phương pháp giảng dạy |
1 |
Chương 1. Tổng quan IoT 1.1. IoT là gì? 1.1.1. Giới thiệu 1.1.2. Một số định nghĩa về IoT 1.1.3. Các đặc tính cơ bản của IoT 1.2. Kiến trúc IoT 1.2.1. Kiến trúc phân lớp 1.2.2. Một số kiến trúc IoT thông dụng 1.3. Xu hướng công nghệ IoT 1.4. Một số ứng dụng tiêu biểu của IoT 1.5. Cơ hội và thách thức |
6 |
1,6 |
L, Q |
2 |
Chương 2. Phần cứng IoT 2.1. Giới thiệu 2.2. Kiến trúc “Things” trong IoT 2.3. Đặc tính kỹ thuật mà “Things” cần có 2.4. Các nền tảng phần cứng IoT tiêu biểu 2.5. Các yêu cầu phần cứng IoT để triển khai một dự án |
9 |
|
|
3
|
Chương 3. Giao thức mạng trong IoT và dịch vụ điện toán 3.1. Mô hình phân cấp 3.2. Giao thức truyền nhận dữ liệu 3.3. Một số mạng tiêu biểu trong IoT 3.4. IoT Gateway 3.5. Nguyên tắc thiết kế kết nối thiết bị 3.6. Các thách thức trong kết nối mạng 3.7. Ứng dụng và dịch vụ điện toán 3.7.1. Giao thức lập trình ứng dụng 3.7.1.1. Giao thức MQTT 3.7.1.2. Giao thức HTTPs 3.7.1.3. Giao thức khác 3.7.2. Điện toán biên 3.7.3. Điện toán đám mây 3.8. Xử lý dữ liệu lớn 3.9. Ứng dụng AI/ML trong IoT |
9 |
2,3,4 |
L,D,Q |
4 |
Chương 4. Thiết kế ứng dụng IoT 4.1. Giới thiệu chung 4.2. Nguyên tắc thiết kế ứng dụng IoT 4.2.1. Phân tích yêu cầu kỹ thuật 4.2.2. Lựa chọn phần cứng IoT 4.2.3. Lựa chọn giao thức kết nối 4.2.4. Lựa chọn nơi phân tích, xử lý và lưu trữ dữ liệu (IoT edge hay IoT cloud) 4.2.5. Thiết kế và kiểm chứng thực nghiệm 4.3. Thiết kế một số ứng dụng IoT |
6 |
5 |
L, D, Q, Prl |
Cộng |
30 |
|
|
Ghi chú:
L: Lecture, D: Discussion, Q: Question, Prl: Peer-learning
- Phương pháp đánh giá
- Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần
CLOs |
Phương pháp đánh giá |
Tỷ trọng % |
1 |
Giữa kỳ (Tự luận) |
100 |
2 |
Bài tập thường kỳ |
20 |
Giữa kỳ (Tự luận) |
30 |
|
Cuối kỳ (Tự luận) |
50 |
|
3 |
Bài tập thường kỳ |
20 |
Giữa kỳ (Tự luận) |
30 |
|
Cuối kỳ (Tự luận) |
50 |
|
4 |
Cuối kỳ (Tự luận) |
100 |
5 |
Cuối kỳ (Tự luận) |
100 |
6 |
Tiểu luận |
100 |
- Các thành phần đánh giá
Phương pháp đánh giá |
Tỷ trọng % |
|
Lý thuyết (100%) |
Đánh giá thường xuyên |
20 |
|
10 |
|
|
10 |
|
Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận) |
30 |
|
Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận) |
50 |
- Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ
Ngày biên soạn: ngày tháng 08 năm 2020
Giảng viên biên soạn: TS Nguyễn Ngọc Sơn
Trưởng bộ môn: TS Nguyễn Ngọc Sơn